Tiểu Sử Từ Thọ Thiền Sư
-
Tiểu sử Thiền sư Từ Thọ
Thiền sư Từ Thọ慈受,pháp tự Hoài Thâm懷深 (1077-1132) là tăng tông Vân Môn đời thứ tám, triều Bắc Tống (960-1127). Ngài là người Lục An, phủ Thọ Xuân (An Huy), họ Hạ, pháp tự là Từ Thọ, người đời gọilà Thiền sư Từ Thọ, xuống tóc xuất gia năm mười bốn tuổi. Năm thứ nhất niên hiệu Sùng Ninh (1102-1106), ngài đến tham học với Thiền sư Sùng Tín Trường Lô nơi chùa Tư Thánh資聖寺, ở Gia Hòa (tức Gia Hưng tỉnh Triết Giang) và nối dòng pháp này. Sau ngài Sùng Tín dời đi, trụ trì chùa Trường Lô tỉnh Giang Tô, mới sai ngài làm thủ tọa ở chùa Tư Thánh. Năm thứ ba niên hiệu Chánh Hòa (1113), ngài nhận lời thỉnh của quan thái thú quận Nghi Chân đến trụ trì chùa Tư Phúc, bạn tu và tăng chúng vân tập rất đông. Sau triều đình lấy chùa Tư Phúc đổi làm cung Thần Tiêu, ngài bèn đến Tưởng Sơn, trụ ở am phía Tây. Sau đó, ngài vâng chiếu chỉ trụ trì chùa Tiêu Sơn ở Giang Tô và chùa Tuệ Lâm ở Lạc Dương. Sự kiện Tĩnh Khang xảy ra, ngài hai lần từ chức mới có thể thoái vị. Ngài đi qua núi Thiên Thai, dời trụ ở chùa Linh Ẩn, rồi sau đó vào núi Tưởng Sơn. Vài tháng sau, ngài lại lui về ở núi Bao Sơn. Sau đó lại nhận lời cầu thỉnh của cư sĩ họ Vương, trở thành vị tổ thứ nhất của chùa Viên Giác. Ngài thị tịch vào năm thứ hai niên hiệu Thiệu Hưng đời Tống Cao Tông (1132), thế thọ năm mươi sáu tuổi, hạ lạp ba mươi sáu, có bốn quyển Từ Thọ Thâm Hòa Thượng Quảng Lục lưu hành ở đời.
2. Đồng hành 童行:
Đồng là niên thiếu, hành là hành giả, tức hành giả còn bé. Thiền tông gọi những người tuổi trẻ định vào chùa xuống tóc xuất gia là đồng hành, tức tập sự xuất gia. Đồng hành còn gọi là đồng thị童侍, tăng đồng僧童, đạo giả道者. Đồng hành trong chùa theo hầu thầy, làm tạp dịch. Chỗ ở của đồng hành gọi là đồng hành đường hay hành đường. Trong thiền môn lời răn nhắc tập sự xuất gia gọi là huấn đồng hành訓童行. Theo truyền thống thiền môn, mỗi tháng vào ngày mùng một và rằm, tập sự xuất gia trước vân tập lễ Phật, lễ Tổ, lễ Tăng, sau tập họp nơi trước tẩm đường (chỗ nghỉ của các vị đồng hành). Vị thủ chúng sau đó cung thỉnh Hòa thượng trụ trì ra an tọa, huấn thị cho tập sư xuất gia.
Đời Đường Tống từng có chế độ thi kinh dành cho đồng hành (tập sự xuất gia) trước khi chính thức xuống tóc thọ giới sa-di. Lúc đó lấy việc thi Kinh Pháp Hoa làm chủ. Phương thức thi thường đọc được khoảng ba mươi trang kinh. (Tham khảo mục Bắc Tống, Kiến Long tam niên (962), và phần Hạ Chiếu Tăng Môn Đồng Hành Thọ Chấp Chánh Giám Thí, sách Thích Thị Kê Cổ Lược, quyển 4.)
Ủng Hộ Cúng Dường
-
Chân Dung Người Phật Tử
-
Mười Bài Giảng Kinh Bát Đại Nhân Giác