top of page

LÀM CHỦ VẬN MỆNH

             Dịch giả: Sakya Minh-Quang

                    Chương III

                 Tích Chứa Phước Thiện

     

     Chương trên đã giảng những phương pháp sửa đổi lỗi lầm. Nếu làm được như vậy, tự nhiên có thể bảo đảm mệnh vận tốt đẹp không biến thành xấu, song vẫn chưa đủ để cải đổi mệnh vận xấu trở nên tốt đẹp. Bởi vì đời này tuy ta không phạm lỗi tạo ác, song đời trước ta có gây tạo tội ác hay không làm sao biết được? Nếu đời trước phạm tội, đời này tuy không phạm, vẫn phải trả báo của đời trước, vẫn gặp mệnh vận xấu ác. Vậy ta phải làm sao mới có thể cải đổi vận mệnh xấu đây? Đó là không những phải sửa đổi lỗi lầm, mà phải còn tích chứa phước thiện, công đức, mới có thể khiến nghiệp tội đời trước tiêu đi. Việc lảnh tích chứa nhiều, tự nhiên có thể chuyển đổi mệnh xấu thành mệnh tốt, đồng thời cũng có thể nghiệm chứng được hiệu quả của nó.

       /Khổng tử tỉnh Sơn Đông, tích chứa phước đức lớn, con cháu nhiều đời sau, vẫn thịnh vượng không suy. Khổng Đức Thành tiên sinh, đời thứ bảy mươi ba! Đời thứ bảy mươi ba!/

         

     Kinh Dịch nói: Nhà tích chứa điều thiện, tự nhiên phước đức có dư. Trước đây có người họ Nghiêm, định gả con gái của mình choc cha của Khổng tử, việc đầu tiên là kiểm điểm những việc làm của nhà họ Khổng. Ông nhận thấy tổ tiên của họ Khổng tích chứa phước đức rất nhiều và rất lâu, nên biết trước con cháu họ Khổng sau này nhất định sẽ thành đạt lớn. Sau đó, quả nhiên sinh ra Khổng tử. Lại nữa, Khổng tử khen sự hiếu thảo của vua Thuấn vượt hơn việc hiếu bình thường. Khổng tử nói: Lòng đại hiếu như vua Thuấn, không những tổ tiên nhờ đó được hưởng sự cúng tế của ông, mà con cháu nhiều đời cũng giữ được phước lộc của mình, không bị thất bại.

      Nước Trần vào thời Xuân Thu, chính con cháu vua Thuấn truyền lại, đủ chứng minh con cháu đời sau của vua Thuấn thành đạt rất lâu! Cho nên, lời nói của Khổng tử thật vô cùng chính xác.

   

Mục Lục

     Nay lại đem những việc thực sự xảy ra trong quá khứ để chứng minh công đức của việc tích chứa phước thiện. Có một người làm đến chứa Thiếu sư, tên là Dương Vinh, thuộc huyện Kiến Ninh tỉnh Phúc Kiến. Tổ tiên của ông làm nghể chống thuyền đưa khách sang song để kiếm sống. Có một lần, mưa xuống rất lâu, song suối gập tràn, thế nước ào ạt, cuốn phăng nhà cửa của dân. Rất nhiều người đã bị nước cuốn, số chết, số đang vật vã trong dòng nước xiết. Những thuyền khác đều lo đi vớt của cải trôi theo dòng nước, chỉ ông cố và ông nội của Dương Vinh lo đi cứu những người mắc nạn bị nước cuốn, mà không vớt một món vật nào. Người trong làng đều cười chê, cho họ là ngu. Đến khi cha của Dương Vinh ra đời, sinh kế của gia đình lần lần khá giả. Có một vị đạo sĩ nói với cha Dương Vinh rằng: Cha và ông nội của ông tích chứa được rất nhiều âm đức, con cháu nhất định sẽ thành đạt làm quan lớn. Ông nên đem hài cốt cha mình an táng tại chổ kia.

     Cha Dương Vinh nghe xong, y lời đạo sĩ, đem hài cốt của cha và ông nội chôn tại chổ đạo sĩ chỉ. Ngôi mộ đó, ngày nay mọi ngườu đều biết là mộ Bạch thố. Sau đó Dương Vinh ra đời, đến năm hai mươi tuổi thi đậu Tiến sĩ. Làm quan mãi đến chức Thiếu sư thuộc hang Tam công. Hoàng đế còn truy phong cho cha, ông nội, ông cố của Thiếu sư chức tước như ông. Con cháu đời sau của Thiếu sư vô cùng thành đạt, mãi cho đến ngày nay vẫn còn rất nhiều bậc hiền tài.

         

     /Dương Thiếu Sư! Dương Thiếu Sư! Ông cố, ông nội tích âm đức, tich âm đức. Lục lội chỉ lo cứu vớt người, của cải chẳng quan tâm. Người cười như thế là khờ ngu! Đâu ngờ ngu mà được đại phước, được đại phước./

         

     Dương Tự Trừng người Ninh Ba Triết Giang ban đầu làm chức thư biện ở quan nha, tâm vô cùng nhân hậu, nghiêm giữ pháp luật, làm việc công minh chánh trực. Lúc đó quan huyện là người nghiêm khắc ngay thẳng, có một lần đánh một kẻ tù phạm đến máu chảy đầy đất, mà vẫn chưa nguôi giận. Dương Tự Trừng lúc đó quỳ xuống xin tha cho người phạm tội. Quan huyện bảo: Ông xin tha tội cho hắn vốn chẳng có gì đáng nói, song tên tù phạm này không tuân thủ pháp luật, làm trái đạo lý, sao mà không giận cho được!

    Dương Tự Trần vừa dập đầu lạy vừa thưa: Hiện nay trong triều, thật ra thị phi khó định, quan trường toàn là việc tối tăm, tham ô, hủ bại, đánh mất lòng dân đã lâu. Nếu ngài thẩm vấn giả như tìm ra tội của phạm nhân thì cũng nên đau lòng cho họ, thương họ không biết đạo lý, lầm phạm pháp luật, mà không nên vì đó mà vui mừng. Nếu như có tâm vui thích tìm ra tội trạng của nạn nhân, e sẽ dễ đưa đến xử án thiếu xót sai lầm. Nếu như ngài quá nóng giận đánh đập khảo tra, e rằng phạm nhân do chịu không nỗi sẽ nhận tội bừa, làm oan uổng người ta. Ngay cả ưa thích tìm ra tội trạng của phạm nhân còn không được, huống chi là nỗi giận sao?

     Quan huyện nghe xong lời nói của Dương Tự Trừng, vô cùng cảm động, lập tức dịu sắc mặt, hạ cơn giận xuống.

    Dương Tự Trừng gia cảnh rất nghèo, song có người đem biếu cho món gì ông đều không nhận. Gặp khi tù phạm đói khát, ông thường tìm cách kiếm thức ăn biếu cho họ. Một hôm có vài tù nhân mới đến, vì đường ca không có ăn uống nên vô cùng đói khát. Lúc đó nhà ông lại thiếu gạo, nếu đem đến cho tù nhân thì người nhà sẽ phải chịu đói. Nếu chỉ lo cho mình, thì những tù nhân này đói khát thật đáng thương. Không còn cách nào khác, ông bèn bàn cùng vợ. Vợ hỏi: Những tù nhân này từ chổ nào giải đến? Ông trả lời: Từ Hàng Châu đến. Họ dọc đường chịu đói, trên mặt xám xanh không còn chút máu. Lúc này dù có một chút cơm thừa canh cặn, họ cũng hai tay bưng lấy ăn ngấu nghiến!

     Do đó, hai vợ chồng bàn đem chút ít gạo còn lại trong nhà ra nấu cháo cho họ ăn.

    Về sau hai người sinh được hai đứa con trai, đứa lớn tên Thủ Trần, đứa nhỏ tên Thủ Chỉ, đều làm quan đến chức Nam Bắc Lại Bộ Thị Lang. Cháu nội lớn làm đến chức Hình Bộ Thị Lang. Cháu nội nhỏ cũng làm đến chức Tứ Xuyên Án Sát Sứ. Hai người con, hai người cháu đều là những quan lớn nỗi tiếng. Hiện nay có hai danh nhân là Sở Đình và Đức Chánh, đều là dòng dõi con cháu của Dương Tự Trừng.

 

    /Tù nhân khổ biết bao, khổ biết bao! Đã bị giam cầm lại thiếu ăn, trong lòng khổ thống có ai hay. Có ai hay? Dương thư biện có lòng nhân hậu, vợ chồng đồng tâm cứu giúp người. Nhà biết tích thiện phước có thừa, phước có thứa!/

 

     Vào khoảng năm Chánh Thống vua Anh Tông triều Minh, có một người lãnh đọa thổ phỉ tên là Đặng Mậu Thất làm phản ở tỉnh Phúc Kiến. Kẻ sĩ và dân chúng ở nơi đó đi teo rất đông. Triều đình bàn sai Trương Khải người huyện Ngân làm chức Đô Ngự sử đi dẹp loạn. Trương Khải dùng kế bắt được Đặng Mậu Thất. Sau đó họ Trương lại phái Tạ Đô sự làm chức Bố Ty Chánh tỉnh Phúc Kiến đi tróc nả những người tòng đảng. Nếu bắt được liền giết. Nhưng Tạ Đô sự không chịu giết càn, sợ giết lầm người. Ông bèn cho đi tra tìm danh sách đảng giặc, điều tra phàm không phải là tòng đảng, trên danh sách không có tên, đều ngầm đưa cho họ một lá cờ trắng và hẹn rằng, khi quan binh đến tra xét thì trao lá cờ trắng đó trước cửa, chứng tỏ mình là lương dân vô tội. Đồng thời ông cũng cấm các quan binh không được giết bừa. Nhờ biện pháp đó, có đến hơn vạn người tránh khỏi bị giết. Về sau con trai của Tạ Đô sự là Tạ Thiên thi đậu trạng nguyên, làm quan đến chức Tể tướng. Cháu nội của ông là Tạ Phi cũng thi đậu Thám hoa, tức Tiến sĩ hạng ba!

     /Tướng quân không giết bừa, đời sau con cháu được phát đạt. Tạ Đô Sự, tâm từ bi, cứu sống hơn vạn người, con cháu được hung vượng, được hung vượng./

         

     Trong huyện Bồ Điền tỉnh Phúc Kiến có nhà họ Lâm. Trưởng bối của họ có một bà cụ thích làm việc thiện, thường dùng bột mì làm bánh biếu cho người nghèo. Chỉ cần có người mở lời xin, bà liền biếu cho, không chút do dự. Có một vị đạo sĩ mỗi sáng đều đến xin bà sáu bảy cái bánh. Bà lão cho suốt ba năm chưa hề có lời phiền hà. Đạo sĩ biết bà có thành tâm làm việc thiện, nên bảo: Tôi ăn bánh của bà suốt ba năm, không biết làm sao để đáp ơn này? Sau nhà có miếng đất trống, nếu sau khi mất, bà có thể an tang tại nơi đó, sau này con cháu nhất định sẽ có quan tước, nhiều như là một đấu mè.

     Về sau bà lão qua đời, người con y lời đem chôn mẹ mình ở nơi đạo sĩ nói. Không ngờ một đời của họ Lâm thi đậu có đến chín người. Sau này con cháu làm quan nhiều

đời, số lượng rất nhiều. Do đó tỉnh Phúc Kiến truyền tụng cân nói: Nếu không có họ Lâm đi thi, thì không có thể có người trúng tuyển! Ý nói, người họ Lâm đi thi nhiều, đậu cũng lắm.

         

     /Bà lão nhà họ Lâm, thích làm việc phước thiện, thường làm bánh bột mì, biếu cho người nghèo ăn. Tâm bố thí chí thành, thần tiên cũng cảm động, nhân nào quả như vậy, con cháu đều làm quan, đều làm quan!/

         

     Cha của quan Thái sử Phùng Trác Am lúc làm Tú tài ở trường Huyện, vào một buổi sáng vô cùng lạnh lẽo, ông đang trên đường đi đến trường, bỗng trông thấy một người nằm ngã trên tuyết, lạnh cóng sắp chết. Phùng tiên sinh liền cởi áo khoác của mình ra mặc cho người đó, và đưa về nhà cứu tỉnh. Sau đó, Phùng tiên sinh nằm mơ thấy một vị thiện thần bảo: Ngươi cứu một mạng người hoàn toàn xuất phát từ tâm chì thành, cho nên ta phái Hàn Kỳ đầu thai, làm con trai nhà ông.

     Về sau Trác Am sinh ra, được dặt tên là Phùng Kỳ. Thì ra Phùng Kỳ vốn là một vị Tể tướng văn võ toàn tài triều Tống tên là Hàn Kỳ tái sinh.

 

     /Phùng tiên sinh, tâm từ bi, cứu mạng người, công đức lớn. Thành tâm thành ý cứu mạng người, phước hơn xây dựng tháp bảy tầng, tháp bảy tầng./

 

     Ở Đài Châu Triết Giang có một vị quan Thượng thư tên là Ứng Đại Do. Ông thuở còn trẻ từng ở trong núi tự học. Nơi đây ban đêm thường có loài quỷ tụ tập kêu gào, mọi người đều sợ không dám ở, song Ưng Đại Do lại không sợ. Một đêm nọ ông nghe hai con quỷ nói chuyện. Một con quỷ bảo: Có một phụ nữ chồng đi xa đã lâu chưa về. Cha mẹ chồng cho là con trai mình đã chết, nên ép người con dâu đi cải giá. Song cô này lại muốn thủ tiết, không chịu, nên định tối mai đến đây thắt cổ tự tử. Như vậy tôi có thể tìm ra người thay thế.

   Ứng Đại Do nghe được lời này, khởi lên tâm cứu người, nên ngầm bán đi miếng ruộng của mình được bốn lạng bạc, vội viết một lá thư giả làm con trai của gia đình đó, cùng với số bạc gởi đến nhà. Gia đình xem xong bức thư, tuy chữ viết không phải của con mình, nhưng số bạc lả thật, nên cuối cùng bán tín bán nghi, vẫn hy vọng con mình còn sống, và không ép con dâu đi cải giá nữa. Về sau con trai của họ quả nhiên trở lại, vợ chồng hòa hợp như xưa.

    Lại nói Ứng Đại Do sau khi cứu người phụ nữ đó xong, đêm sau ông nghe cong quỷ đó nói: Tôi đáng lẽ có thể tìm được người thế thân, không ngờ lại bị gã Tú tài này làm hỏng chuyện!

    Con quỷ bên cạnh bảo: Sao mày không hại chết tên đó?

     Con quỷ đó trả lời: Thiện thần thấy người này có tâm từ làm việc công đức, nên ngày đêm bảo vệ, làm sao mà hại hắn được!

    Ứng công sau khi nghe hai con quỷ nói, lại càng nỗ lực phát tâm làm lành, công đức cũng ngày một sâu dày. Khi gặp năm mất mùa đói kém, ông đều bố thí cơm gạo cứu người. Gặp khi thân thuộc có nạn gấp, ông nhất định tìm cách giúp người qua cơn khó khan. Khi gặp kẻ oan gia, hay việc bất như ý, ông đều phản tỉnh xét lại mình, tự trách, tâm bình khí hòa chấp nhận sự thật. Nhờ đó con cháu của Ứng công nhiều người được công danh quan vị, mãi đến ngày nay vẫn còn.

           

    /Chỉ cần làm phước đức, cứu giúp cho mọi người, tự nhiên được thiện thần, đêm ngày thường bảo hộ, thường bảo hộ./

  

     Huyện Thường Trực tỉnh Giang Tô có một vị tiên sinh tên lả Thường Phụng Trúc, cha của ông vốn rất là giàu có. Gặp năm mất mùa đói kém, ông đều không lấy thuế ruộng của tá điền. Điều này đã khiến các địa chủ khác học theo. Ngoài ra ông còn đem lúa gạo cứu giúp người nghèo đói. Một đêm, ông nghe có tiếng quỷ xướng lên trước cửa: Trăm ngàn lần sự thật, trăm ngàn lần sự thật. Tú tài nhà họ Từ, sắp thi đậu Cử nhân.

    Đêm nào cũng có tiếng như thế vang ra trước cửa. Năm đó Từ Phụng Trúc đi thi Hương, quả nhiên đổ được Cử nhân. Cha của ông nhân đó rất vui, càng nỗ lực làm các việc thiện, tích chứa công đức. Ông thường làm việc xây cầu, đắp đường, trai Tăng, cúng dường Tam Bảo… Gặp người nghèo khó cơ nhỡ, ông đều rat ay cứu giúp. Sau đó, ban đêm ông lại nghe có tiếng quỷ thần kêu trước cửa: Trăm ngàn lần sự thật, trăm ngàn lần sự thật, Cử nhân nhà họ Từ, làm quan đến Khâm sai. Sau này Từ Phụng Trúc quả nhiên làm đến chức Khâm sai tuần phủ miền Triết Đông và Triết Nam thuộc tỉnh Triết Giang.

     Huyện Gia Hưng tỉnh Triết Giang có một vị họ Đồ, tên là Khang Hy. Ban đầu ông làm chức quan chủ sự ở bộ hình, ban đêm ở trực trong ngục, xét hỏi cặn kẽ phạm nhân. Nhờ vậy ông phát hiện ra nhiều vụ án oan khuất. Nhưng Đồ công không cảm thấy mình có công lao, chỉ âm thầm đem những vụ án này tấu trình lên quan trưởng thuộc bô hình xét xử.

    Khi phúc thẩm lần cuối trước khi hành hình, quan trưởng bộ hình dựa vào tài liệu Đồ công cung cấp, tra hỏi xét xử đều đúng với sự thật. Do đó, quan trưởng mới tha tội cho những người mà trước đây vì chịu không nỗi nhục hình đã khai nhận, song thực chất lại vô tội. Nhờ đó cứu được mười mấy người.

     Lúc đó dân chúng trong Kinh thành đều khen ngài Thượng thư Bộ hình sáng suốt minh xét. Sau đó Đồ công lại dâng lên một bức tấu trình, thưa rằng: Dưới chân thiên tử còn có nhiều người bị oan khuất như vậy, huống chi là cả nước rộng lớn, làm sao mà không có người bị oan khuất? Vì vậy, xin kiến nghị mỗi năm phái một vị giám hình quan đi các tỉnh tra xét kỹ lại sự thật của các vụ án. Nếu quả như có tội, thì định tội cũng phải công bình; còn như oan khuất, nên xét xử lại, giảm nhẹ hay tha bổng.

     Quan Thượng Thư bàn thay ông dâng sớ điệp đó lên vua. Vua cũng phê chuẩn cho lời kiến nghị của ông, bèn phái giảm hình quan đến các tỉnh để thẩm tra. Đồ công cũng ở trong đoàn thanh tra đó.

     Một hôm họ Đồ nằm mơ trông thấy một vị thần đến bảo: Mệnh của ông lý ra không có con trai, song nhờ ông nêu ra cách giảm hình án, hợp với lòng trời lòng người, nên ông sẽ có ba người con trai, sau này đều làm quan lớn.

    Không bao lâu vợ của ông liền có mang. Về sau sinh ra Ứng Vân, Ứng Khôn, Ứng Tuấn đều làm quan lớn.

         

     /Đồ Khang Hy, Đồ Khang Hy, xét xử án hình rất phân minh, không tham công, giải oan khuất, con cháu nhờ đức được quan chức, được quan chức./

         

     Có một vị người Gia Hưng, tên Bao Bằng, hiệu Tín Chi. Cha của ông từng làm Thái thú của phủ Trì Châu tỉnh An Huy, sinh ra bảy người con trai, Bao Bằng là con út. Ông vào ở rể nhà họ Viên huyện Bình Hồ, thường qua lại với ông nội con, giao tình rất thân. Học vấn của ông uyên bác, tài năng rất cao, nhưng mỗi lần đi thi đều không đỗ. Do đó ông đối với Phật, Lão rất để tâm nghiên cứu.

     Một hôm ông đi chơi ở Mão Hồ, tình cờ trông thấy một ngôi chùa làng vì tường chùa hư hại, nên Thánh tượng đức Quán Thế Âm trở nên trơ trọi lộ thiên, mặc cho gió táp mưa sa. Lúc đó ông móc túi ra, có tất cả là mười lạng bạc liền đem cúng cho vị trụ trì, nhờ tu sửa gian nhà thờ đức Bồ-tát Quán Thế Âm. Trụ trì nói với ông: Sửa chùa là công trình lớn, tiền ít e không đủ dùng, khó mà hoàn thành.

    Nghe vậy, ông lại lấy bốn xấp vải quý sản xuất tại Tùng Giang, và mở trương lấy ra bảy chiếc áo mới đưa hết tất cả cho vị trụ trì. Những người theo hầu thấy vậy khuyên ông không nên cho nữa. Nhưng Bao Bằng bảo: Chỉ cần Thánh tượng đức Bồ-tát Quán Thế Âm không bị mưa ướt, thì thân này dù có cởi trần cũng không sao!

     Trụ trì nghe xong rơi lệ bảo: Cúng dường tiền, vải, áo quần không phải khó. Nhưng thành tâm đến mức này thật là hiếm có!

    Về sau điện thờ Quán Âm được sửa xong, Bao Bằng lại đưa cha mình đến nơi đó thăm, và ở lại trong chùa. Đêm đó Bao Bằng nằm mộng, trông thấy Hộ Pháp trong chùa đến cám ơn, bảo: Ông làm được công đức này, con cháu nhiều đời của ông sẽ được quan chức, phú quý!

     Về sau con của ông là Bao Biện, cháu là Bao Thánh Phương đều thi đậu Tiến sĩ, làm quan lớn.

         

     /Bao Tín Chỉ, Bao Tín CHỉ, học vấn tài năng đều xuất chúng, tiếc rằng công danh lại không trúng. Sau nhờ thánh tín cúng Quán Âm, tu sửa chùa chiền phụng Thánh thượng, nhờ vậy con cháu phước vô lượng, quan to lại kiết tường, quan to lại kiết tường./

     Huyện Gia Thiện tỉnh Triết Giang có một người tên là Chi Lập. Cha của ông làm chức Thư biện trong phòng hình sự huyện nha. Có một phạm nhân bị hại, mắc tội oan, bị phán quyết tử hình. Thư biện hộ Chi thấy tội nghiệp, tìm cách xin quan trên giảm tội chết cho người đó. Người đó biết được lòng tốt của ông, bèn bảo với vợ: Lòng tốt của Chi công tôi cảm thấy rất hổ thẹn, không cách chi báo đáp. Ngày mai bà hãy mời ông ta về nhà, xin làm thiếp hầu ông. Ông ta nếu cảm động trước ân tình này, thì tôi sẽ có cơ hội được sống.

    Vợ của phạm nhân nghe xong, không có cách nào, chỉ đành vừa khóc vừa nhận lời. Đến hôm sau, Chi Thư biện về quê, vợ của phạm nhân ra mời Thư biện uống rượu, và đem ý chồng mình ra nói với ông. Nhưng Thư biện đã kiên quyết từ chối. Song ông vẫn đem hết khả năng cảu mình ra tranh biện cho phạm nhân. Cuối cùng vụ án được giải quyết, trả lại công bằng cho người phạm nhân bị oan.

    Sau đó phạm nhân ra ngục, vợ chồng hai người đến nhà Thư biện lạy tạ bảo: Ngài có đức độ sâu dày như vậy, hiện nay thực hiếm có người. Nay ngài không có con trai, tôi xin dâng đứa con gái làm thiếp, lo việc hầu hạ trong ngoài. Về tình về lý không có gì quá đáng.

    Chi Thư biện nghe lời của ông xong, chuẩn bị lễ vật, rước người con gái đó về làm thiếp, sau này xin được một người con trai tên Chi Lập, mới hai mươi tuổi đã đỗ đầu Cử nhân, làm quan đến chức thư ký Hàn Lâm Viện. Sau này con của Chi Lập là Chi Cao, con của Chi Cao là Chi Lộc đều làm chức giáo thọ trường huyện. Con của Chi Lộc là Chi Đại Luân cũng thi đậu Tiến sĩ.

   

     /Chi Thư biện, Chi Thư biện, nhân từ không nỡ để người oan, không cầu báo đáp giúp cho người, do đó phước tự nhiên, phước tự nhiên/

    Mười câu chuyện kể trên, tuy mỗi người mỗi việc khác nhau, song tất cả đều là làm việc thiện. Nếu phân loại kỹ hơn, làm việc thiện có thể phân làm: thật, giả, ngay thẳng, tà vạy, âm, dương, lớn nhỏ, khó dễ …

     Mỗi loại đều có đạo lý của nó, phải phân biệt rõ. Nếu chỉ lo làm việc thiện mà không biết đạo lý làm việc thiện, dễ đưa đến khoe khang, tự đắc, nhiều khi lại không phải là làm việc thiện mà là đang tạo tội! Như vậy há không phải cực nhọc vô ích, oan uổng lắm sao? Nay sẽ thuyết minh về đạo lý làm thiện nói trên.

 

     Sao gọi là làm thiện có thật có giả?

  

     Vào thời Nguyên có mấy vị Nho học đi tham kiến Hòa thượng Trung Phong ở núi Thiên Mục, hỏi rằng: Nhà Phật nói thiện ác báo ứng như bóng theo hình, vậy sao hiện nay có người làm thiện mà con cháu trái lại không hưng vượng? Có người làm ác mà con cháu lại phát đạt? Vậy lời Phật nói về thiện ác không chứng cứ!

     Hòa thượng Trung Phong đáp: Người bình thường bị kiến giải thế tục che lấp, tâm sáng suốt chưa từng được tẩu gội. Vì pháp nhãn chưa mở, nên hiều khi họ cho rằng hang vi làm thiện đó là làm ác; hành vi làm ác lại cho là làm thiện. Ta làm sai, nhiều lúc không biết, tự trách mình điên đảo, lại oán trời trách đất, bảo là báo ứng không đúng.

     Mọi người lại hỏi: Thiện là thiện, ác là ác. Sao lại có chuyện thiện ác trái ngược?

     Hòa thượng Trung Phong nói: Làm việc lợi ích cho người gọi là thiện, làm việc chỉ có lợi cho mình gọi là ác. Làm việc lợi ích cho người, dù là mắng chửi, đánh đập, cũng là thiện; còn việc chỉ có lợi cho mình, cho dù cung kính, lễ độ với người cũng gọi là ác. Cho nên, một người làm được việc thiện, khiến người khác có được lợi ích gọi là việc công, cũng tức là việc thiện chân thật; còn chỉ muốn mình được lợi ích, gọi là việc tư, tức là việc thiện giả dối. Lại nữa, việc thiện xuất phát từ lương tâm, từ tâm từ bi của mình gọi là chân thật; còn việc thiện nếu chỉ có hình thức, làm cho người ta thấy mà thôi, thì gọi là giả dối. Lại nữa, làm việc thiện không cầu quả báo, không có chấp trước, đó là chân thật; song nếu chấp vào mục đích nào, có tâm mong cầu quả báo để làm việc thiện, đó là giả dối. Những việc làm thiện như vậy, mình phải cẩn thận suy xét mới được.

   

     Sao gọi là ngay thẳng và tà vạy?

     Người ta hiện nay trông thấy kẻ cận thận, không cứng cỏi phần lớn đều khen người đó là người lương thiện, và rất tôn trọng họ. Song Thánh Hiền thời xưa, lại quý trọng người có chí khí, quyết hướng đến trước, hoặc kẻ giữ mình trong sách, không chịu xu thời. Bởi vì hạng người này, mới có ý chí, mới có can đảm gánh vác trách nhiệm, có thể dạy họ, khiến họ tiến bộ.

     Còn như những người xem có vẻ là người tốt, cẩn thận lại vô dụng, tuy ở trong làng xóm mọi người ưu thích, song vì cá tính của họ yếu đuối, sống mặc theo thế tục, không có chí khí, cho nên Thánh nhân bảo hạng người đó là tên giặc làm hại đến đạo đức. Như thế mà xét, thì người phàm tục nói đến quan niệm thiện ác, thật ra trái với lời của Thánh nhân.

     Người phàm tục bảo là thiện, Thánh nhân lại cho nó là ác. Người phàm tục bảo là ác, Thánh nhân lại cho nó là thiện. Từ phương diện này suy ra những việc khác, người phàm tục thích, hay không thích cái gì cũng đều trái với Thánh nhân. Thiện thần gia hộ người thiện, và nhân quả báo ứng đều khế hợp với quan điểm Thánh nhân, song nhiều lúc lại không hợp với quan niệm của người phàm tục. Cho nên phàm làm việc thiện, quyết không thể bị âm thanh, sắc tướng mà mình ưa thích lợi dụng, nhắm mắt đi theo cảm giác. Cần phải sang suốt tư duy chỗ khở tâm động niệm của mình, gội sạch những tâm niệm bất chính, cầu danh, giả dối, trở lại tâm chí thành thanh tịnh.

    Cho nên, việc thiện nếu xuất phát từ tâm cứu người đó là ngay thằng; còn như ôm lòng cầu danh, lấy lòng người khác đó gọi là tà vạy; nếu xuất phát từ tâm tôn trọng người khác, thì gọi là ngay thẳng; còn như có chút coi thường, đùa bỡn đó gọi là tà vạy. Những điều này phải suy xét rõ ràng.

  Sao gọi là việc thiện có âm có dương?

 

     Phàm người làm thiện được người ta biết đến gọi là dương thiện; làm thiện không người biết đến gọi là âm đức. Người có âm đức, long thần Hộ Pháp đều biết và bảo hộ, phước đức tự nhiên cũng đến. Người có dương thiện, mọi người đều biết, khen ngợi, hưởng được tiếng thơm trong đời. Song phải chú ý, tiếng khen trong đời dễ khiến lòng người kêu ngạo, thường gặp những tai nạn bất ngờ. Như một người không có gì sai lầm gì lại bị oan uổng, vô duyên vô cớ bị người gán cho tiếng ác. Nhưng có khi con cháu của họ lại được thành đạt. Cho nên dương thiện và âm đức có sự sai khác vi tế, không thể không suy xét kỹ.

         

    Sao gọi là việc thiện có đúng có sai?

 

     Vào thời Xuân Thu thuở xưa, nước Lỗ có một luật định, nếu người nước Lỗ bị nước khác bắt đi làm nô lệ, mà có ai dùng tiền chuộc ra, thì người đó có thể đến quan 

phủ lãnh tiền thưởng. Song học trò của Khổng tử là Tử Cống tuy giúp chuộc nô lệ ra, lại không chịu nhận tiền thưởng. Ông không nhận tiền, chủ ý chỉ vì giúp người mà không phải vì tiền thưởng, vốn rất tốt. Nhưng khi Khổng tử nghe được, không vui bảo: Việc này Tử Cống đã làm sai. Phàm Thánh Hiền làm việc gì phải nghĩ đến việc làm của mình sau này sẽ ảnh hưởng đến phong tục tốt đẹp. Như dạy bảo, dắt dẫn nhân dân trở nên người tốt; mà không nên vì cá nhân mình cảm thấy thích là làm. Hiện nay người trong nước Lỗ phần nhiều là nghèo. Nếu cho nhận tiền thưởng là tham tài, thì người ta sẽ sợ mang tiếng tham tài, và không có tiền, nên không chịu đi chuộc những người nô lệ. Như vậy e rằng sau này sẽ không có ai đi chuộc những người bị bắt làm nô lệ đó!

     Tử Lộ thấy một người té xuống sông, liền cứu người đó lên bờ. Người đó đem một con trâu đến biếu tạ Tử Lộ, Tử Lộ liền nhận. Khổng tử biết việc, rất vui bảo: Từ nay về sau, nước Lỗ sẽ có rất nhiều người chủ động cứu vớt người rơi xuống sông!

    Qua hai câu chuyện trên chúng ta thấy, nhìn theo con mắt thế tục, Tử Cống không nhận tiền thưởng là tốt; Tử Lộ nhận con trâu là không tốt. Song không ngờ, Khổng tử khen Tử Lộ, mà lại trách Tử Cống! Như vậy xem ra, muốn biết một người làm việc thiện hay ác, không thể nhìn trên kết quả trước mắt, mà phải xét đến hiệu quả lâu dài; không thể chỉ nghĩ đến ảnh hưởng trong hiện tại, mà phải xét đến việc đúng sai ở tương lai. Không thể chỉ luận cá nhân đắc thất, mà phải nghĩ đến đại chúng.

    Hiện nay làm tuy là thiện, song nếu lưu truyền về sau, có hại cho người, thì đó cũng không phải là thiện. Hiện nay làm tuy không phải là thiện, song nếu lưu truyền sau này, có thể giúp đỡ người khác, thì tuy dường như bất thiện, mà thực ra là thiện. Đây chẳng qua chỉ nêu ra một việc để nói thôi, những việc khác lại rất nhiều. Ví dụ như một người làm việc nên làm gọi là nghĩa, song có lúc, việc nghĩa cũng sai lầm, trở lại là việc ác.

    Ví như người xấu ác có thể không cần phải khoang thứ, song nếu có người khoan thứ cho họ, thì cũng không thể bảo đó là việc bất nghĩa. Song nếu khoan thứ cho hắn, lại khiến hắn ta ỷ lại, làm nhiều việc ác hơn nữa, kết quả nhiều người do đó bị hại, ta cũng vì thế mang tội. Chi bằng không khoan thứ, cho họ sự cảnh cáo, khiến hắn không dám phạm tội thì tốt hơn. Không khoan thứ, là bất nghĩa; khiến họ không tái phạm là nghĩa, đó gọi là việc nghĩa mà dường như bất nghĩa.

    Lễ độ là một đức tốt, mọi người nên học, nhưng cần có mức độ. Đối đãi người lễ độ là đúng, song nếu quá đáng, trở lại khiến người trở nên kiêu ngạo, hay thành ra nịnh nọt, cúi lòn, thì là phi lễ.

          Chữ tín rất quan trọng, song phải xem tình hình. Ví dụ như vì giữ chữ tín nhỏ mà làm lỡ việc lớn, trái lại làm mất đi chữ tín lơn, thì đó không phải là tín.

     Yêu thương người vốn là lòng từ, song nếu yêu thương quá đáng, trở lại khiến người ỷ lại, hư hỏng, thì đó không phải là lòng từ. Cho nên phải suy nghĩ kỹ vấn đề này, phán đoán cẩn thận.

 

     Sao gọi là công chánh và thiên lệch?

     

     Tể tướng triều Minh trước đây là Lã Văn Ý khi vừa từ chức Tể tướng về quê, vì ông làm quan thanh liêm, công chánh, toàn quốc đều hết sức kính quý. Song không ngờ có một người nhà quê sau khi uống rượu say, mắng Lã Công. Song Lã Công không vì thế mà nóng giận, còn nói với người làm của mình: Tên này uống rượu say, không nên chấp nhất.

    Lã Công liền đóng cửa, không để ý đến. Một năm sau, tên này phạm tội chết bị đưa vào ngục. Lã Công mới hối hận bảo: Nếu lúc đó dạy cho hắn một bài học, đưa đến quan phủ trị tội, có thể trị tội nhỏ để ngăn tội lớn, thì đâu đến đỗi có ngày nay hắn bị tử tội! Ta lúc đó chỉ vì không nỡ, mới tha, không ngờ trở lại làm hại hắn!

    Tên đó ban đầu ngỡ là ngay cả mắng Tể tướng cũng không sao, nên mới tiếp tục phạm tội, gây nên kết quả xử chết. Đó là ví dụ về người có tâm thiện mà lại làm việc ác.

    Cũng có khi, có tâm ác mà làm việc thiện. Ví dụ như có một nhà giàu gặp năm đói kém, người nghéo đói ban ngày cướp gạo ở chợ. Người nhà giàu bèn đi thưa đến quan huyện huyện. Quan huyện lại không chịu xử vụ này. Những người nghèo đó càng lộng hành, ngang nhiên lấy của người. Do đó, người nhà giàu bèn cho bắt giam tên đó lại. Những người khác thấy vậy không dám cướp giật nữa. Nếu không làm vậy chợ búa sẽ loạn. Cho nên tuy thiện là công chánh, ác là thiên lệch, nhưng cũng có trường hợp động cơ là tâm thiện mà bên ngoài làm việc ác. Đạo lý này mọi người phải suy nghĩ kỹ.

    

     Sao gọi là việc thiện phân nửa và trọn vẹn?

   

     Kinh Dịch nói: Một người không tích thiện, thì không có danh tiếng tốt; một người không tích ác, thì không có họa sát thân.

    Kinh Thư cũng bảo: Tội ác của vua Trụ, đầy giống như xâu tiền đã xỏ đầy, như thùng đồ đã hết chỗ.

     Nếu ta cố gắng để dành mỗi ngày thì nhất định có khi sẽ đầy. nhà Thương từ khi mở nước cho đến vua Trụ, tội ác tích chứa đã đầy, do đó không mấy chốc mất nước.  Nếu không chất chứa, thì sẽ không đầy.  Cho nên nói tích thiện, tích ác như chứa đồ. Đó là nói làm việc thiện phân nữa và đầy đủ.

     Ngày xưa có một cô gái đến chùa lễ Phật, định cúng dường Tam Bảo song không mang theo nhiều chỉ có hai đồng tiền, nên đem hết ra cúng. Không ngờ vị Hòa thượng trụ trì lại đích thân đến trước Phật hồi hướng công đức, cầu tiêu trừ tội chướng cho cô. Sau này cô ta được cho vời vào cung làm quý phi. Sau khi giàu, cô lại mang mấy ngàn lạng bạc đến chùa cúng. Nhưng lần này Hòa thượng trụ trì lại sai đệ tử của mình hồi hướng cho cô. Cô này không hiểu tại sao lần trước bố thí ít lại được Hòa thượng trụ trì coi trọng, còn lần này lại không. Mới hỏi: Con lần trước chẳng qua chỉ bố thí hai đồng tiền, thầy lại đích thân hồi hướng. Lần này con cúng dường hai ngàn lạng bạc, thầy lại không đích thân hồi hướng cho con, không biết vì lý do gì?

    Vị trụ trì trả lời: Trước đây con cúng dường tuy ít, song vô cùng chí thành chí thiết, nên thầy thấy nếu không đích thân hồi hướng e không xứng với tâm thành này. Nay con bố thí tuy nhiều, song không chí thiết chí thành như lần trước, cho nên thầy cho người hồi hướng thay cũng đủ!

    Vì vậy, hai đồng tiền bố thí vẫn kể là việc thiện trọn vẹn, hai ngàn lạng bạc vẫn coi là việc thiện phân nửa.

    Vào triều Hán đạo sĩ Chung Ly đem phương pháp luyện đơn của mình truyền cho Lã Động Tân, có thể chỉ sắt hóa vàng, đem ra cứu giúp cho người nghèo. Lã Động Tân hỏi Chung Ly: Sắt biến thành vàng, xin hỏi bao lâu lại biến thành sắt?

     Chung Ly đáp: Sau năm trăm năm, sẽ biến thành sắt.

     Lã Động Tân bảo: Như vậy sẽ hại người năm trăm năm sau. Tôi không muốn làm việc như vậy.

     Chung Ly dạy Lã Động Tân điểm sắt hóa vàng chẳng qua là muốn thử tâm của ông mà thôi. Cho nên nghe Lã Động Tân nói như vậy. mới biết là ông có tâm lành chân thật, mới nói: Tu tiên phải tích chứa đủ ba ngàn việc công đức. Ông nói được một lời như vậy thì ba ngàn công đức đã đủ. Đây chỉ là một lời nói mà công đức viên mãn.

    Lại nữa, làm việc thiện không nên bao giờ cũng nhớ đến, cho là mình làm được việc rất vĩ đại! Nếu tâm được vô chấp như vậy, cho dù chúng ta làm việc thiện gì bất luận lớn nhỏ, đều là công đức viên mãn. Còn như cả đời cố gắng làm việc thiện mà cứ chấp tướng, chấp công, thì vẫn là việc thiện không viên mãn.

     Ví như mang tiền ra giúp đỡ người, phải không thấy mình là người cho, đối tượng là người nhận, và vật được cho quý giá như thế nào. Đó gọi là tam luân không tịch, mình, người, vật đều bất khả đắc, chỉ có nhất tâm thanh tịnh. Nếu làm việc bố thí được như vậy, cho dù bố thí chỉ một đấu gạo, cũng có thể gieo trồng công dức vô biên; cho dù bố thí một đồng, cũng tiêu trừ vô lượng nghiệp chướng. Còn nếu đem tâm chấp tướng, chấp công ra bố thí, cho dù là bố thí hai mươi vạn lạng vàng cho kẻ nghèo, công đức cũng không viên mãn.

     

     Sao gọi là việc thiện lớn, việc thiện nhỏ?

   

    Trước đây có một người tên gọi Vệ Trung Đạt làm quan trong Hàn Lâm học viện. Có một lần bị quỷ dẫn hồn đến địa phủ. Phán quan bảo Thư biện đem quyển sổ 

ghi công tội của ông khi ở trên dương gian cho xem. Khi quyển sổ ác đem đến, việc ác ghi nhiều đến đỗi chất đầy cả sân, còn ghi việc thiện chẳng qua chỉ là một quyển sách nhỏ. Phán quan lại bảo đem hai loại sổ ghi thiện ghi ác đem cân xem bên nào nặng, bên nào nhẹ. Không ngờ, số lượng ghi việc ác tuy nhiều, song lại nhẹ hơn một quyển sổ ghi việc thiện!

          Vệ Trọng Đạt lúc đó hỏi: Tôi chỉ có bốn mươi tuổi, lẽ nào lại phạm nhiều tội ác như thế sao?

    Trả lời: Chúng sinh ở cõi trần, khởi tâm động niệm không chỉ là chẳng phải tội, chẳng phải nghiệp. Đâu cần đợi đến có hành động làm mới gọi là tạo tội?  

    Vệ Trọng Đạt lại hỏi quyển sổ ghi việc thiện kia là điều thiện gì? Phán quan trả lời: Vua từng có lần định xây cầu đá ở Tam Sơn là công trình rất lớn. Ngươi từng tấu sớ lên căn ngăn việc này, để tránh làm khổ cho dân.

     Vệ Trọng Đạt bảo: Tôi có trình lên, song vua lại không nghe lời, vẫn cứ tiến hành. Vậy việc tấu sớ của tôi cũng có giá trị sao?

     Phán quan bảo: Vua tuy không nghe lời can gián, nhưng tâm lành muốn trăm ngàn nhân dân của ông khỏi cảnh khốn cực, cũng đủ đã vô lượng. Nếu vua nghe lời thì công đức đó càng lớn.

    Cho nên lập chí làm việc thiện, mục đích là lợi ích cho nhân dân, đất nước, thì việc thiện dù nhỏ, song công đức lại rất lớn. Giả sử chỉ vì lợi ích riêng mình, thì việc thiện dù nhiều, mà công đức cũng chẳng bao nhiêu.

 

     Sao gọi là việc thiện khó làm và dễ làm?

    

    Bậc tiên triết xưa bảo: Khắc chế lòng tư dục của mình, phải bắt đầu từ nơi khó trừ nhất ra tay.

    Học trò của Khổng tử là Phàn Trì hỏi Khổng tử: Sao gọi là nhân? Khổng tử cũng nói: Phải từ nơi khó ra sức.

    Khổng tử nói nơi khó, tức là chỉ trừ đi lòng tư dục. Như Thư tiên sinh ở tỉnh Giang Tây, ông dạy học ở nhà người được hai năm, dùng tất cả tiền lương giúp đỡ cho một gia đình nghèo trả nợ, cứu cho họ khỏi cảnh bán vợ đợ con.

    Lại như Trương tiên sinh ở huyện Hàm Đan tỉnh Hà Bắc, ông trông thấy một người nghèo đem cầm vợ đợ con, song tiền thì tiêu xài hết cả. Nếu không có tiền đi chuộc vợ con, e rằng họ sống cũng không được. Do đó ông đem hết số tiền mình dành dụm trong mười năm ra chuộc lại vợ con cho người đó. Trương tiên sinh và Thư tiên sinh thật là làm được việc thiện khó làm, những người khác khó làm được như vậy.

    Lại như ở huyện Trấn Giang tỉnh Giang Tô có một vị họ Cẩn, tuy tuổi lớn mà không có con trai. Một người hang xóm nghèo đồng ý gả con gái của mình cho ông làm thiếp, mong sinh cho ông được một mụn con trai. Song ông họ Cẩn này không muốn làm lỡ tuổi xuân của cô ta, nên đã từ chối. Trước sắc đẹp mà có thể nhẫn nại được thật là việc khó nhẫn, mà vị họ Cẩn này lại nhẫn được. Đây là điều thiện khó làm. Những người nêu trên, xét lại cuộc đời của họ và con cháu sau này, đều hạnh phúc, thành đạt mỹ mãn. Thế mới biết nhân quả không có sai chạy.

      Phàm là người có tiền, có thể muốn làm công đức so với người bình thường dễ hơn nhiều. Song họ lại không chịu làm. Đó gọi là tự làm lỡ mình, đánh mất cơ hội tốt. Còn người nghèo cùng muốn làm phước thật là khó, song nếu họ làm được mới thật sự đáng quý. Chúng ta sống ở đời, nếu gặp phải cơ duyên nên tùy sức tùy phận giúp đỡ người khác. Có điều cứu giúp mọi người cũng không phải là việc dễ dàng, và cách thức lại rất nhiều. Nay lược nêu ra mười điều:

      Một, giúp người làm thiện. Khi thấy người có lòng lành, ta phải khuyến khích, giúp đỡ khiến cho tâm lành của họ ngày càng tăng trưởng. Người khác làm việc lành, sức không đủ, làm không thành, ta phải trợ giúp khiến việc lành đó thành tựu. Đó là tùy hỷ khuyến trợ việc thiện.

      Hai, có lòng thương yêu kính trọng. Chúng ta phải có lòng thương yêu kính trọng không những là người học vấn, tuổi tác, vai vế lớn hơn mình, mà ngay cả người tuổi nhỏ, vai vế thấp, nghèo hèn, mình cũng phải bình đẳng quý trọng.

      Ba, là thành tựu cho người. Ví như có một người định làm một việc tốt, song chưa quyết định, thì ta phải khuyên họ nên hết lòng hết sức làm. Lúc người khác làm việc lành, nếu gặp chướng ngại, không thể thành công, thì ta nên tìm cách chỉ dẫn họ, khích lệ họ khiến thành công, mả không được sinh tâm ganh tỵ đi phá hoại họ.

      Bốn, khuyên người làm việc thiện. Gặp người làm việc ác, phải nói nhân quả cho họ nghe, làm ác nhất định gặp ác báo. Gặp người không chịu làm việc thiện, hay chỉ làm những việc thiện nhỏ nhoi, thì ta phải khuyên họ, khiến biết được làm việc thiện quyết định có quả báo tốt đẹp, nên không những phải hoan hỷ làm, mà còn phải hết sức làm.

      Năm cứu người khi nguy cấp. Người ta thường thích trên gấm thêm hoa, song lại thiếu tinh thần biếu than mùa tuyết lạnh. Đây là nói người khá giả quyền thế thì lắm người xu phụ, còn kẻ nghèo hèn lại không ai quan tâm. Cho nên, khi chúng ta gặp người đang lúc nguy hiểm khó khăn, khẩn cấp nhất mà kịp thời giúp đỡ, ra tiền ra sức đưa họ vượt khỏi cảnh khó, có thể nói là công đức vô lượng. Song phải cẩn thận đừng để khởi tâm ngạo mạn.

      Sáu, làm việc lợi ích lớn. Việc lợi ích lớn, cần người có năng lực lớn mới làm được. Người có năng lực lớn, cũng nên làm việc lợi ích lớn cho nhân quần xã hội. Ví dụ như: làm hệ thống thủy lợi, cứu giúp khu thiên tai hỏa hoạn. Song có khi không cần phải có năng lực lớn cũng làm được việc lợi ích lớn. Như chỉ cần thấy bờ đê có lỗ mọi nhỏ, nghĩ đến bờ đê có thể vì lỗ mọi này mà đưa đến vỡ lở, làm rất nhiều sinh mạng và tài sản bị đe dọa, nên phát tâm lấp lại. Đây tuy là việc làm nhỏ song lợi ích lại rất lớn.

      Bảy, xả tài sản làm việc phước. Tục ngữ nói: Người ta vì tham tài mà chết. Người đời lòng luôn yêu tiếc tiền bạc, tài sản. Tiền của càng nhiều càng tốt, có ai lại bỏ của cải ra giúp cho người khác? Cho nên, có thể bỏ tiền bạc ra cứu giúp người khác, đối với người bình thường đã là việc rất khó, đối với người nghèo cùng còn khó và đáng quý hơn nhiều. Nếu nói theo nhân quả, có xả mới có được, không biết xả bỏ sẽ không được. Làm một phần thiện, thì được một phần phước báo. Cho nên, không phải e ngại rằng, mình xả tài vật ra cứu người, sẽ khiến cho đời sống của mình trở nên bần cùng.

     Tám, hộ trì Chánh Pháp. Pháp đây là chỉ pháp tắc chân lý, đạo lý làm người. Bất cứ đạo lý gì chúng ta cũng phải suy ngẫm xem nó có hợp với chánh đạo hay không? Có làm hại cho thế đạo nhân tâm hay không? Nếu là tà giáo có hại, nhất định phải cấm chỉ. Còn như là Phật Pháp chánh tri kiến, khuyến hóa chỉ đạo lòng người trở về nẻo chánh quang minh, xây dựng phong tục tốt đẹp cho xạ hội, thì ta phải hết lòng hộ trì. Nếu có ai phá hoại, ta cũng phải dũng cảm đứng ra bảo vệ chân lý, không để chánh pháp suy tàn.

     Chín, kính trọng bậc tôn trưởng. Phàm là người học vấn sâu, kiến thức rộng vai vế lớn, tuổi tác cao hay có chức vị đều là bậc tôn trưởng. Chúng ta phải kính trọng, không được coi thường hay vô lễ.

     Mười, yêu tiếc sinh mệnh của chúng sinh. Phàm là loài có sinh mạng, không luận trùng kiến, chúng đều có tri giác, biết đau khổ, tham sống sợ chết. Cho nên chúng ta phải yêu thương, sao lại có thể tàn sát để ăn? Có người bảo: Những con vật này sinh ra để cho con người ăn. Nói như vậy không đúng. Đây chẳng qua là lời của kẻ tham ăn bịa đặt ra.

     Mười điều nói ở trên chỉ là đại khái. Sau đây nêu ra ví dụ giảng rộng.

     Sao gọi là giúp người làm việc thiện?

    

     Ngày xưa vua Thuấn triều Ngu khi chưa làm vua, ông trông thấy những người đánh cá tuổi trẻ ở bên hồ Lôi Trạch đều chọn nơi nước sâu để đánh bắt; còn những người già sức yếu, thì đánh bắt ở nơi cạn nước chảy xiết.

     Nơi cạn nước chảy xiết, cá không tụ tập, nên ít cá hơn nơi nước sâu. Như vậy chỗ cá nhiều đều bị những người tuổi trẻ chiếm cả.

     Thuấn trông thấy việc này, trong lòng rất thương những người lớn tuổi sức yếu. Ông mới nghĩ ra một cách giúp đỡ những người già yếu này. Ông cũng đi đánh bắt cá với mọi người, tuy là tuổi trẻ, ông không giành chỗ nước sâu cá nhiều, mà lại nhường cho người khác. Đi đâu ông cũng khen ngợi tán thán những người biết nhường. Nhờ đó đã gián tiếp nhắc nhở những người trẻ tuổi biết xét lại, cảm thấy hổ thẹn. Không đầy một năm, mọi người đêu biết nhường chỗ có cá nhiều cho người già yếu.

         

     Câu chuyện của vua Thuấn chẳng qua dùng để khuyên người đời biết nhường nhau, mà không phải nói bắt cá là tốt. Thực ra sát sinh là tội lớn, không thể vi phạm. Vua Thuấn lấy mình làm gương, từ từ cảm hóa người khác, bỏ ra mât một năm mới có kết quả, thật là dụng tâm hết mực.

     Chúng ta hiện nay sống trong xã hội có nhiều hiện tượng bại hoại, thói xấu, muốn làm người thật rất khó. Cho nên, người khác có gì không bằng mình, không nên đem sở trường ra lấn lướt người khác. Người khác có gì thua kém mình, cũng đừng đem ra so với người. Mình cho dù có tài ba thông minh, cũng phải giấu đi, như ngu si kém cõi.

    Nhìn thấy lỗi lầm người khác, tạm thời che dấu, cho họ có cơ hội cải đổi, ngoải ra khiến họ biết e ngại không dám làm quấy nữa. Còn nếu ép bức người thái quá, đến bước đường cùng, họ sẽ làm liều, không còn e dè gì nữa.

     Nếu thấy người khác có việc gì hay, dù nhỏ cũng phải học hỏi; có việc gì tốt, dù nhỏ cũng phải ghi nhớ. Không nên có thành kiến, tự cho là phải, mà phải biết học hỏi cái hay của người, khen ngợi, tuyên dương những điều tốt đẹp của kẻ khác. Trong cuộc sống hằng ngày, phàm nói ra hay làm việc gì, đều phải vì lợi ích mọi người, mà không nên xuất phát từ ý tưởng tự tư tự lợi. Nếu lập được nguyên tắc sống này, tự mình tuân hành và khiến người cùng tuân hành, thì đó mới là nhân vật vĩ đại, có độ lượng vì tất cả mọi người mà không có chút tư riêng.

    

      Sao gọi là có lòng ái kính?

     

     Quân tử và tiểu nhân chỉ xem bề ngoài rất dễ lầm lẫn. Bởi vì, kẻ tiểu nhân thườn giả dạng quân tử, làm bộ nhân nghĩa. Song trong lòng của người quân tử và tiểu nhân lại khác xa trời vực, một đàng là thiện, một đàng là ác, rõ ràng như đen trắng trái nhau. Cho nên Mạnh tử nói: Quân tử khác với tiểu nhân là ở chỗ tâm niệm.

     Tâm niệm của người quân tử là thương yêu, kính trọng người. Người ta có kẻ sang người hèn, kẻ thân người sơ, kẻ thông minh người ngu độn, kẻ đạo đức người hạ lưu, song tất cả đều có sinh mệnh, có máu thịt, có tri giác không khác, nên phải bình đẳng kính yêu. Kính yêu mọi người tức là kính yêu hiền thánh. Vì sao như vậy?

     Vì lẽ Hiền Thánh đều hy vọng mọi người trên đời đều có thể an cư lạc nghiệp, sống hạnh phúc an lạc. Cho nên, chúng ta kính yêu mọi người, khiến họ, an lạc hạnh phúc, đó là thay thế Hiền Thánh khiến thế giới an lạc hạnh phúc.

 

      Sao gọi là thành tựu cho người?

 

     Ví dụ nói, một khối đá bên trong có ngọc nếu vứt bỏ lăn lóc, thì không khác gì ngói gạch, không chút giá trị. Nếu gọi đẽo khối đá đó, khiến ngọc bên trong hiển lộ, sẽ trở nên vật báu hiếm có.

    Người ta cũng vậy, đều nhờ sự dạy bảo nhắc nhở mới nên người. Cho nên thấy ai làm được việc gì tốt, biết lập chí hướng thượng, thì ta nên chỉ dẫn, cất nhắc, khen ngợi, khích lệ người đó, khiến họ trở nên nhân tài hữu dụng cho xã hội. Nếu có ai đổ oan, thì phải biện giải oan khúc cho họ, chia sẻ những lời ác ý, hủy báng.

    Phải khiến họ có thể lập thân trong xã hội, mới gọi là tận tâm sức của ta. Người lành được người hiền minh yêu mến bao nhiêu, thì bị kẻ ác thù ghét bấy nhiêu. Cho nên xưa nay tiểu nhân đố kỵ quân tử, kẻ ác thù ghét người lành là việc thường xảy ra.

    Trong cùng một làng xóm, người lành thì ít, kẻ ác lại nhiều. Vì vậy người lành thướng bị kẻ ác hãm hại, khó mà có được chổ đứng. Huống chi kẻ hào kiệt đa số tánh tình cương trực, không a dua, lại không chú ý ra vẻ bên ngoài. Những kẻ phàm tục, tầm nhín cạn cợt, chỉ tháy bên ngoài, liền đặt điều thị phi, tùy tiện phê bình. Cho nên kẻ hào kiệt làm việc thiện dễ thất bại, người lành cũng hay bị người hủy báng.

     Gặp những trường hợp đó, chỉ có nhờ vào các bậc trưởng thượng đạo đức, mới có thể khiến người ác cải tà quy chánh, bảo vệ, giúp đỡ người lành, khiến họ thành công. Công đức phá dẹp tà ác, hiển phát chân chánh như vậy, thật to lớn nhất.

    

     Sao gọi là khuyên người làm lành?

  

     Ai sống ở đời mà không có lương tâm? Song do vì tham cầu danh lợi, đeo đuổi vật dục nên mê mờ đi lương tâm, bất chấp thủ đoạn, trở nên sa đọa. Cho nên qua lại với người, phải chú ý đến tư tưởng hành vi của họ, thấy hơi có biểu hiện sa đọa liền nhắc nhở, cảnh giác, khiến họ thức tỉnh ăn năn. Như đánh thức người trong cơn ác mộng, chúng ta phải thức tỉnh kẻ đang bị trói buộc trong lưới phiền não, khiến họ thoát ra, được an lạc mát mẻ.

    Lấy ân huệ để đối đãi với người như vậy thì công đức sẽ vô lượng vô biên. Thuở xưa Hàn Văn Công từng bảo: Dùng miệng khuyên người chỉ trong nhất thời, nghe qua dễ quên, lại ở nơi khác không thể được nghe. Dùng văn tự khuyên người có thể lưu truyền vạn thế và truyền bá khắp nơi. Cho nên, làm việc thiện trong đó có lập ngôn khuyên người, là việc làm công đức vô lượng.

    Ở đây nói dùng lời nói và văn tự khuyên người làm lành có vẻ như còn vướng mắc vào hình thức. Song thực ra, công năng của nó thực vô cùng to lớn, có thể cải hóa lòng người, thay đổi hoàn cảnh.

     Chúng ta khuyên người làm lành phải khuyên cho thích đáng, tùy đối tượng, trường hợp. Nếu gặp kẻ cố chấp không nghe, ta nên tùy duyên, đường miễn cưỡng vô ích. Nếu ta cố nói, đó gọi là làm lỡ lời, nhiều lúc giáo đa thành oán. Còn người biết lắng nghe, tiếp thu, đáng khuyên mà ta lại không khuyên, đó gọi là làm lỡ người. Không luận là lỡ người hay lỡ lời đều chứng tỏ ta không đủ trí tuệ phân biệt, phải tự mình cẩn thận kiểm thảo. Như vậy mới tránh khỏi lỡ lời lỡ người.

   

    Sao gọi là cứu người trong cơn nguy cấp?

 

    Người sống ở đời nhiều lúc gặp phải cảnh hoạn nạn khốn khổ. Khi gặp người trong cảnh đó, ta phải xem nỗi khổ của họ là nỗi khổ của mình, tìm cách cứu giúp. Ta xem họ gặp phải oan khuất thế nào, hoặc dùng lời nói để bênh vực, biện minh lẽ công bằng cho họ, hoặc dùng mọi cách để cứu giúp họ ra khỏi cảnh khổ. Thôi tử ở triều Minh từng bảo: Ân huệ không phải ở lớn nhỏ, chỉ cần gặp người đang cơn nguy cấp, rat ay cứu giúp là được. Lời nói này thực xuất phát từ tâm ủ bậc nhân giả!

    

     Sao gọi là làm việc lợi lớn?

 

     Làm việc lợi lớn là lợi ích cho số đông, ví dụ như đào kênh dẫn nước tưới ruộng, hay đắp đê để phòng lũ lụt, xây cầu khiến đường xá lưu thông, tiện việc đi lại, cho cơm cháo cứu giúp người đói khổ, không ai cứu giúp.

     Khi gặp cơ hội làm những việc như trên, phải khuyên bảo mọi người đồng lòng góp sức góp tiền để chung sức hoàn thành. Cho dù có người ngấm ngầm phỉ báng, xúc phạm, ta cũng không nên vì sợ những lời đàm tiếu vô cớ đó mà không dám làm. Ta cũng không nên vì sợ hiềm nghi, cực khổ, người khác ghét ganh mà từ chối không làm.

    Song không dễ dàng gì coi nhẹ tiền bạc. Lúc ban đầu bố thí khó tránh khỏi có chỗ miễn cưỡng. Song chỉ cần thường làm việc bố thí, trong lòng sẽ tự nhiên cảm thấy an vui, có ý nghĩa, không có việc gì là không thí xả được. Làm được việc bố thí sẽ dễ giúp cho tâm tham lam, tự tư của ta tiêu trừ, cũng như hóa giải được sự chấp trước và keo bẩn tiền bạc.

 

    Sao gọi là hộ trì Chánh Pháp?

  

    Pháp là con mắt trí tuệ hướng dẫn nhân loại trên nẻo đường nhân sinh từ xưa đến nay, cũng là tiêu chuẩn chân lý. Nếu không có Chánh Pháp làm sao giúp cho con người trở nên tốt đẹp? Làm sao có thể giúp cho chúng sinh thoát ra rừng rậm u mê, tháo gỡ ràng rịt trói buộc? Làm sao có thể đưa hữu tình giải thoát thế giới uế trược, ra khỏi biển khổ luân hồi sinh tử? Tất cả đều nhờ vào Chánh Pháp, mới có đường sáng để đi.

    Cho nên chúng ta đối với chùa chiền, tượng Phật Bồ tát, Kinh điển, di huấn đều phải kính trọng. Nếu có hư hỏng phải u bổ, chỉnh lý. Chánh Pháp của Phật, phải hoằng truyền sâu rộng, khiến mọi người coi trọng, mới có thể báo đền ân đức Phật.

 

     Sao gọi là kính trọng bậc tôn trưởng?

 

     Cha mẹ, anh chị trong nhà, vua quan trong nước, cho đến người tuổi tác, đạo đức, chức vị, kiến thức hơn ta đều phải tôn kính.

     Trong nhà phụng dưỡng cha mẹ, phải có tâm biết ơn, kính yêu, hiếu thuận sâu xa, mặt luôn tỏ ra hòa nhã, ôn thuận, lời nói nhẹ nhàng, lễ độ. Ta phải thường thường tập theo hạnh này, lâu ngày trở nên thói quen, thành ra tánh tình tốt đẹp. Đây chính là hòa khí, phương pháp căn bản để cảm động lòng trời.

    Đối với xã hội quốc gia phải tôn kính những người lãnh đạo đất nước, phàm làm việc gì phải theo luật pháp, đừng cho rằng người ta không biết mà mặc tình vi phạm. Xét xử một người phạm tội, không luận là tội nặng nhẹ, đều phải điều tra rõ ràng cẩn thận, công bình chấp hành pháp luật. Không nên cho rằng cấp trên không biết mà làm mưa làm gió, oan uổng người ta.

    Tôn kính các cấp trưởng quan là quý phạm từ xưa. Ai làm tròn được chữ trung chữ hiếu, con cháu sẽ được phát đạt, cho nên phải cẩn thận tuân hành.

  

     Sao gọi là yêu tiếc sinh mệnh?

  

    Người ta sở dĩ được gọi là người, là nhờ có lòng trắc ẩn. Cho nên Mạnh tử nói: Ai không có lòng trắc ẩn thì không thể gọi là người!

     Cầu lòng nhân chính là cầu tấm lòng trắc ẩn này, tích đức cũng chính là tích chứa tấm lòng trắc ẩn. Cho nên có lòng trắc ẩn là có nhân, có đức; không lòng trắc ẩn là không nhân nghĩa, đạo đức. Sách Châu Lễ bảo: Mỗi năm vào tháng giêng khi các loài gia súc đang có mang, thì không được giết con cái để cúng tế. Đây là vì sợ sát hại đến con vật khi còn trong bụng.

     Mạnh tử nói: Quân tử tránh xa nhà bếp. Ý nói là để bảo toàn lòng trắc ẩn của mình. Cho nên, có thuyết không nên ăn b thứ thịt, đó là: thấy con vật bị giết, nghe tiếng kêu lúc bị giết, và nghi người khác vì mình mà giết. Người sau muốn học theo lòng nhân của người trước, nếu không thể tức thời trường trai, thì cũng có thể học theo cách trên, chỉ ăn ba thứ thịt thanh tịnh, không thể để tổn đến lòng từ bi.

     Theo Phật Pháp, tất cả loài súc sinh đều do đời trước gây tạo tội nghiệp nên phải đầu thai làm súc vật để trả nghiệp, nghiệp hết lại sinh làm người. Nếu lại biết tu hành, vẫn có thể thành Phật. Cho nên, ta nă thịt loài súc vật cũng chính là ăn thịt chư Phật đời vị lai. Lại nữa, tất cả chúng sinh trong quá khứ từng là cha mẹ, anh em, chồng vợ, quyến thuộc lẫn nhau, nên ta ăn thịt chúng sinh cũng chính là ăn thịt cha mẹ, anh em, chồng vợ, quyến thuộc của mình trong đời quá khứ.

     Ta nay ăn thịt chúng sinh tức là đã kết nghiệp oán thù, sau này phải đọa làm loài súc sinh, bị ăn nuốt trở lại. Nếu ta biết quán xét những đạo lý trên, thử hỏi còn lòng dạ nào sát sinh, ăn thịt? Lại nữa, thịt cá có ngon cũng chỉ qua miệng là hết, khỏi cổ đã biến thành đồ bất tịnh, sao ta lại tham chút vị giác đó mà gây tạo nghiệp tội nặng nề? Ăn để mà sống, không phải sống để mà ăn, cho nên rau cải, thực vật cũng đủ qua ngày.

     Ăn chay chủ yếu là vì tránh sát sinh, nuôi dưỡng lòng từ bi. Cho nên ta phải tôn trọng, bảo vệ mạng sống của mọi loài, cho dù là trùng kiến nhỏ nhoi. Ngay cả mặc những đồ tơ lụa, được dệt bằng tơ tầm cũng phải nên tránh. Nay cả chén cơm ta ăn hằng ngày, cũng phải trải qua quá trình cày cuốc vun trồng, nấu nướng, trong đó có biết bao côn trùng đã chết để nuôi mạng sống cho ta. Nghĩ đến điều này, ta phải quý tiếc cơm gạo, không được phung phí coi thường. Ai phung phí coi thường cơm gạo thức ăn, tức đồng với tạo tội sát sinh không khác. Còn như trong cuộc sống hằng ngày vô ý lỡ sát sinh, hay giẫm đạp lên loài trùng kiến thì không biết nhiều đến số bao nhiêu. Cho nên phải cẩn thận tránh được nhiều chừng nào tốt chừng nấy. Tô Đông Pha từng có câu thơ:

         

            Vì thương chuột đói, chừa cơm lại

          Sợ thiêu thân chết, chẳng thắp đèn.

 

    Thật là nhân hậu biết bao!

    Việc thiện thật vô cùng vô tận, không nói sao cho hết được. Chỉ có thể lược nói mười việc thiện như trên. Chỉ cần chúng ta nỗ lực hành thiện, tùy chỗ tùy duyên, thì công đức sẽ vô lượng.

    

    /Cứu giúp người nguy khó, cách thức có rất nhiều, nói đơn giản mười điều: một, giúp người làm thiện; hai, giữ lòng yêu kính; ba, thành tựu cho người; bốn, khuyên người làm lành; năm, cứu người nguy cấp; sáu, làm việc lợi lớn; bảy, xả tài làm phước; tám, hộ trì chánh pháp; chín, kính trọng tôn trưởng; mười, yêu tiếc sinh mệnh./

     Sao gọi là bỏ tiền bạc làm việc phước?

 

     Trong nhà Phật, bố thí đứng đầu mọi việc thiện. Nói đến bố thí, là nói đến xả bỏ. Nếu có thể xả bỏ được mọi việc, thì sẽ khế hợp được bản tâm của Phật.

     Người hiểu rõ được đạo lý sẽ biết xả bỏ được mọi thứ, ngay cả mắt tai mũi lưỡi thân ý. Như đức Phật Thích Ca trong nhân địa hành Bồ-tát đạo, đã từng xả thân cho cọp đói ăn là một điển hình.

    Trong sáu căn đã xả, ngoài sáu trần sắc thinh hương vị xúc pháp cũng xả. Làm được như vậy, thì thân tâm thanh tịnh, không có phiền não, không khác chư Phật Bồ-tát.

     Nếu không xả được như vậy, thì ban đầu tập xả bỏ tiền tài. Người đời thường xem trọng miếng ăn cái mặc như mạng sống. Cho nên bố thí tiền bạc cũng cô cùng quan trọng. Nếu có thể khẳng khái xả bỏ tiền bạc, đối với bản thân có thể dẹp trừ tâm ích kỷ, đối với người có thể cứu giúp qua cơn cấp nạn.

         

bottom of page